By - admin

So sánh Van cổng và van bướm

Trong các hệ thống cấp thoát nước hiện nay, van bướm và Van cổng là hai loại van được tin dùng nhất. Bởi chúng giúp kiểm soát tốt lưu lượng dòng chảy trong đường ống hiệu quả. Tuy vậy, giữa 2 loại van này thì chúng có điểm gì giống và khác nhau. Hãy cùng chúng tôi so sánh chi tiết Van cổng và van cánh bướm trong bài viết dưới đây nhé!

Giữa Van cổng và van bướm có điểm gì giống và khác nhau?

Tìm hiểu khái niệm Van cổng và Van bướm 

Trước khi so sánh Van cổng và Van bướm, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm của 2 loại van này. 

  • Van cổng: là loại van công nghiệp ngăn cản hoặc cho phép lưu chất chảy trong đường ống. Van được thiết kế đóng mở hoàn toàn và hoạt động bằng cách nâng lên, hạ xuống như cánh cổng. 
  • Van bướm: là loại van công nghiệp có hình dáng tương tự như con bướm. Van đóng mở nhờ kết cấu trục van – đĩa van xoay ngang một góc ¼ và có tác dụng là điều tiết lưu lượng dòng chảy. 

Điểm giống nhau giữa Van cổng và Van bướm 

Cả hai loại van công nghiệp này đều:

  • Sử dụng như một van chặn và điều tiết dòng chảy trong đường ống
  • Được lắp đặt ở đầu hoặc cuối đường ống của hệ thống
  • Dễ dàng kết nối với đường ống bằng kiểu lắp bích
  • Có thể vận hành bằng tay quay nên tạo điều kiện tốt nhất cho người sử dụng. 
  • Đều chịu được môi trường làm việc có áp lực lớn.

Van Cổng và Van bướm đểu dễ dàng kết nối với đường ống bằng kiểu lắp bích

Điểm khác nhau giữa Van cổng và Van bướm 

  • Xét về quá trình mở van: Đối với Van cổng thì khi bắt đầu mở van thì cánh van không nằm trong dòng chảy nên khó điều tiết lưu chất. Còn van bướm thì cánh van nằm ở trong dòng chảy nên nó dễ điều tiết lưu chất trong đường ống hơn. 
  • Xét về thiết kế và giá thành: Van bướm có thiết kế nhỏ gọn và giá thấp hơn Van cổng
  • Xét về kiểu kết nối: Van cửa có cả kiểu lắp ren khi kết nối với đường ống, còn van bướm thì không. 
  • Xét về phương thức điều khiển: Van cửa chỉ vận hành đóng mở van bằng tay quay vô lăng. Còn van bướm thì có đa dạng phương thức điều khiển như tay quay, tay gạt, motor điện, bộ điều khiển khí nén. 
  • Xét về kiểu lắp mặt bích: Van cổng chỉ lắp đúng tiêu chuẩn mặt bích theo từng loại. Còn van bướm thì có thể lắp mọi tiêu chuẩn mặt bích như JIS, BS, ANSI…
  • Xét về kích cỡ đường ống lắp đặt: Van cổng chỉ kết nối với đường ống có kích thước nhỏ. Còn van bướm thì kết nối với đường ống có kích thước từ DN40 trở lên. 

Van cổng có kiểu lắp ren khi kết nối với đường ống

Tuấn Hưng Phát – Địa chỉ bán Van cổng uy tín nhất tại Hà Nội 

Tuấn Hưng Phát tự hào là đơn vị bán Van cổng có tiếng nhất tại Hà Nội và được nhiều khách hàng tín nhiệm. Bởi đơn vị luôn hoạt động bằng sự chính trực và đặt lợi ích của khách hàng làm lợi ích của chính mình. 

Chính vì thế, toàn thế lãnh đạo và nhân viên tại Tuấn Hưng Phát luôn nỗ lực hết mình trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hài lòng quý khách hàng gần xa. 

Hiện đơn vị chúng tôi đã trở thành đơn vị uỷ quyền của nhiều thương hiệu sản xuất van công nghiệp như KosaPlus, Haitima… Nên các sản phẩm Van cổng mà chúng tôi cung cấp không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn chuẩn chất lượng cao. 

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp giá bán van cạnh tranh cùng chính sách bảo hành lên tới 12 tháng. Vì vậy, các doanh nghiệp còn suy nghĩ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo https://tuanhungphat.vn/.

Trên đây đã so sánh Van cổng và van cánh bướm. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về 2 loại van công nghiệp phổ biến này. Trường hợp bạn vẫn còn thắc mắc về cách lắp đặt 2 loại van trên sao cho đúng cách thì hãy ghé ngay tới Tuấn Hưng Phát để được nhân viên tại đây tư vấn nhé!

Trả lời

Your email address will not be published.
*
*